Trong bối cảnh nhu cầu cải thiện năng suất và chất lượng nông sản ngày càng cao, nhiều hộ nông dân trồng chanh dây tại Tây Nguyên, đặc biệt là ở Gia Lai và Đắk Lắk, đã bắt đầu ứng dụng máy bay nông nghiệp (MBNN) trong canh tác, chăm sóc và bảo vệ cây trồng. Giải pháp hiện đại này đang chứng minh hiệu quả rõ rệt, giúp tiết kiệm chi phí, thời gian và tăng tính chính xác trong việc phòng trừ sâu bệnh cũng như bón phân.
Theo chia sẻ từ các hộ nông dân tại Đaklak, việc sử dụng drone phun thuốc bảo vệ thực vật đã giúp ông tiết kiệm đến 60% lượng thuốc so với phương pháp truyền thống. “Trước đây phải thuê 4–5 nhân công phun thuốc thủ công mất gần một ngày, giờ chỉ cần một người điều khiển drone, làm xong trong vòng 2 tiếng” - một hộ nông dân chia sẻ.
Ứng dụng MBNN trong canh tác Chanh dây đang đem lại nhiều tín hiệu tích cực
MBNN được lập trình sẵn đường bay, có khả năng bay sát tán lá, đảm bảo thuốc được phân tán đều mà không gây lãng phí. Một số dòng MBNN hiện đại còn có cảm biến để nhận diện vùng cây bị sâu bệnh hoặc thiếu dinh dưỡng, từ đó phun chính xác và tiết kiệm hơn. Ngoài phun thuốc, nhiều hợp tác xã trồng chanh dây cũng đã áp dụng MBNN để rải phân bón dạng hạt, theo dõi sinh trưởng cây trồng qua ảnh chụp từ trên cao, góp phần số hóa quy trình sản xuất. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Gia Lai, việc ứng dụng công nghệ cao như MBNN trong sản xuất chanh dây đang góp phần giúp nông dân chuyển đổi mô hình canh tác truyền thống sang nông nghiệp thông minh, thích ứng tốt hơn với biến đổi khí hậu và nhu cầu thị trường.
Tuy nhiên, rào cản lớn nhất hiện nay vẫn là chi phí đầu tư ban đầu cho MBNN còn cao, dao động từ 200 đến 350 triệu đồng tùy loại. Nhiều nông dân vẫn cần sự hỗ trợ từ các chương trình khuyến nông hoặc hợp tác xã đứng ra tổ chức sử dụng chung.
Dù còn nhiều thách thức, việc đưa máy bay nông nghiệp vào canh tác chanh dây được xem là bước tiến quan trọng trong quá trình hiện đại hóa nông nghiệp Việt Nam, mở ra cơ hội tăng năng suất và chất lượng nông sản, đồng thời giảm gánh nặng lao động và tác động tiêu cực đến môi trường.
DEMETER phối hợp với HTX Nông nghiệp CNC Xanh Cao Nguyên ứng dụng MBNN cho cây Chanh dây tại tỉnh Daklak
Nhằm đáp ứng nhu cầu ứng dụng công nghệ cao trong canh tác nông nghiệp, giải quyết và hỗ trợ các khó khăn về vốn ban đầu. DEMETER đã hợp tác với HTX Xanh Cao Nguyên (Đaklak) đem đến cho bà con là các hộ nông dân thành viên HTX phương án canh tác bằng MBNN, cụ thể là trên cây Chanh Dây tại huyện Cư M'Gar tỉnh Đaklak.
Với các chính sách hỗ trợ tài chính hiệu quả (thanh toán theo phương án trả chậm, thanh toán sau vụ thu hoạch, ...) và đội ngũ kĩ thuật hỗ trợ hướng dẫn vận hành, DEMETER đã giúp bà con thành viên HTX có khả năng tiếp cận đến một phương án canh tác nông nghiệp hiện đại, gia tăng năng suất và đem lại hiệu quả cao.