Triển lãm AGRITECHNICA ASIA VIỆT NAM 2025 - Cơ giới hóa nông nghiệp hiện đại
- 13 Feb, 25
- Nguyễn Hoàng Khôi
02 Jul, 2024 669
DEMETER cùng Intel tổ chức Webinar về giải pháp IoT trong nông nghiệp tại Penang, MalaysiaDEMETER đã chính thức giới thiệu nền tảng IoT đầu tiên trong lĩnh vực nông nghiệp của Việt Nam tại Penang, Malaysia, với sự hợp tác của Intel. Nền tảng này cho phép kết nối đa dạng thiết bị IoT từ các nhà sản xuất phần cứng khác nhau, tạo ra các ứng dụng tùy biến trong nông nghiệp như canh tác trồng trọt, nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi. Sự kiện ra mắt đã thu hút sự quan tâm của gần 400 đối tác quốc tế đến từ nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ.Trong lĩnh vực nông nghiệp, việc áp dụng các giải pháp công nghệ và sử dụng các thiết bị IoT tiên tiến như drone, hệ thống châm phân tự động ngày càng được phổ biến nhờ vào tính chính xác cao và khả năng tối ưu chi phí vật liệu. Đồng thời, các giải pháp này còn giúp tăng cường năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp, đóng góp vào việc thúc đẩy phát triển bền vững của nền nông nghiệp.IoT (Internet of Things - Internet của các vật) đang ngày càng trở thành xu hướng quan trọng trong các ngành công nghiệp, và nông nghiệp không phải là ngoại lệ. Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ và sự bùng nổ của dữ liệu, các giải pháp IoT đang giúp nâng cao hiệu quả và tính bền vững của nông nghiệp.Trong lĩnh vực nông nghiệp, IoT cho phép các thiết bị và cảm biến được kết nối với nhau và với internet, từ đó tạo thành các hệ thống thông minh có khả năng thu thập, truyền tải và phân tích dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau như độ ẩm, nhiệt độ, độ pH đất, và thậm chí là sự phát triển của cây trồng. Việc này giúp nông dân và nhà quản lý nông trại có thể theo dõi và điều chỉnh quản lý nông nghiệp một cách chính xác và hiệu quả hơn.Một trong những ứng dụng tiêu biểu của IoT trong nông nghiệp là việc sử dụng drone để kiểm tra và giám sát trang trại từ trên cao. Drone được trang bị cảm biến hình ảnh và các công nghệ phân tích hình ảnh, có thể phát hiện sớm các dấu hiệu của sâu bệnh, thiếu nước hay thậm chí là sự phát triển chưa đồng đều của cây trồng. Điều này giúp nông dân có thể phản ứng nhanh chóng và thực hiện các biện pháp phòng ngừa kịp thời, từ đó giảm thiểu thiệt hại và tăng năng suất.Ngoài ra, IoT cũng hỗ trợ trong việc tự động hóa các quy trình như tưới tiêu và chăm sóc cây trồng. Hệ thống tưới tự động dựa trên dữ liệu từ các cảm biến để xác định lượng nước cần thiết cho từng vùng trồng và điều chỉnh tưới đúng lúc đúng mức, giúp tiết kiệm nước và phân bón, đồng thời tăng cường năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp.Với sự phát triển của các công nghệ như trí tuệ nhân tạo (AI) và học máy (machine learning), các hệ thống IoT trong nông nghiệp cũng đang ngày càng được cải tiến để có thể tự động hóa và tối ưu hóa hơn trong việc quản lý và sản xuất nông nghiệp. Những tiến bộ này không chỉ giúp tăng cường năng suất và hiệu quả của nông nghiệp mà còn đóng góp vào mục tiêu phát triển bền vững của ngành này.Với việc DEMETER dẫn đầu trong việc áp dụng IoT vào nông nghiệp tại Việt Nam, hy vọng rằng các giải pháp công nghệ này sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn nữa cho ngành nông nghiệp, từ việc tăng cường sự chính xác và hiệu quả sản xuất đến việc bảo vệ môi trường và cải thiện chất lượng cuộc sống cho cộng đồng nông dân.
Xem chi tiết..13 Feb, 2025 18
Triển lãm AGRITECHNICA ASIA VIỆT NAM 2025 - Cơ giới hóa nông nghiệp hiện đạiPhát biểu tại họp báo công bố Triển lãm - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, với đà phát triển của nông nghiệp Việt Nam, tổ chức sản xuất là khâu cốt lõi trong ứng dụng cơ giới hóa với điều kiện hiện nay.Tổ chức sản xuất là khâu cốt lõi trong ứng dụng cơ giới hóaPhát biểu kết thúc sự kiện họp báo, ông Hoàng Văn Hồng (đứng phát biểu), Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, đầu mối Bộ NN-PTNT trong phối hợp với các đơn vị tổ chức sự kiện AGRITECHNICA ASIA VIETNAM 2025, cho rằng, không một nền nông nghiệp hiện đại, phát triển nào không gắn liền với cơ giới hóa sản xuất và ứng dụng các công nghệ mới vào sản xuất. Trước ý kiến "nền nông nghiệp hiện nay đang cơ bản 'kịch trần' về năng suất và cần phát huy lợi thế về giá trị. Điều này yêu cầu tổ chức sản xuất một cách hợp lý nhất và trong đó ứng dụng cơ giới hóa là 'đòn bẩy' để giảm công lao động, nâng cao năng suất lao động; đồng thời, giúp giảm chi phí đầu vào trong đó có giống, phân bón", theo ông Hồng, với đà phát triển của nông nghiệp Việt Nam, đi từ sản xuất nhỏ lên sản xuất quy mô lớn, hiện đại hơn, tổ chức sản xuất là khâu cốt lõi trong ứng dụng cơ giới hóa với điều kiện hiện nay. Lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia thông tin, sự kiện triển lãm sẽ được tổ chức luân phiên tại Thái Lan (năm 2026) và Việt Nam (năm 2027 trở đi), nhằm tạo điều kiện triển lãm có quy mô và hiệu quả ngày càng lớn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của ngành nông nghiệp Việt Nam. Theo đó, đây là nền tảng quan trọng để giới thiệu và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp. Qua đó, các hợp tác xã và nông dân có thể tiếp cận và lựa chọn các giải pháp phù hợp, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất. Việc ứng dụng công nghệ, cơ giới hóa được xem là vấn đề cốt lõi và rất thời sự trong phát triển nông nghiệp hiện đại. Các công nghệ như công nghệ gieo trồng, công nghệ bảo vệ thực vật... có thể giúp giảm chi phí đầu vào, nâng cao năng suất lao động và giá trị sản xuất. Ngoài ra, triển lãm được coi là nơi gặp gỡ, kết nối và hợp tác giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước với các hợp tác xã, nông dân. Thông qua triển lãm, các bên có thể ký kết hợp đồng, cung cấp dịch vụ, công nghệ và thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp. “Ban tổ chức cam kết sẽ đồng hành cùng Báo Nông nghiệp Việt Nam để truyền thông mạnh mẽ về triển lãm, cũng như đồng hành kết nối với các hợp tác xã, cán bộ khuyến nông, nông dân và phối hợp với các cơ quan thuộc Bộ, các bên liên quan tổ chức triển lãm thành công”, ông Hoàng Văn Hồng khẳng định.Cần sự tham gia của ngân hàng giúp nông dân tránh bẫy tài chínhNêu một số đề xuất nhanh đối với chương trình triển lãm, TS. Trần Minh Hải (ảnh), Phó Hiệu trưởng Trường Chính sách Công và Phát triển Nông thôn (Bộ NN-PTNT) cho rằng, cần mời gọi các ngân hàng cho vay để HTX, nông dân thúc đẩy máy móc nông nghiệp. Hiện HTX đang có quy mô ngày càng tăng, vì vậy nhu cầu đầu tư máy móc công nghệ cũng tăng theo. Cần sự tham gia của ngân hàng, tổ chức tài chính quốc tế để nông dân tránh các bẫy tài chính hiện nay. Bên cạnh đó, ông Hải đề nghị nhà đầu tư lưu ý về nhu cầu phát triển nông nghiệp chung, đặc biệt là khu vực phía Nam với Đề án phát triển 1 triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp, gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL. Với mục tiêu đặt ra của đề án, nhu cầu về máy móc là rất cần thiết như các loại máy giúp giảm lượng giống, máy sạ, máy móc xác định chất lượng nông sản nhanh chóng để tạo quy trình bón phân hợp lý…Vai trò của khuyến nông cơ sở để cơ giới hóa nông nghiệpPhát biểu tại họp báo, ông Hoàng Văn Hồng (ảnh), Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khẳng định, đi cùng với công nghệ là kỹ thuật trong sản xuất, điển hình như muốn cơ giới hóa thì phải có sự đồng đều. Ngoài ra, việc chuyển giao công nghệ vào sản xuất còn phụ thuộc vào nhu cầu thực tế của người nông dân. Trong vấn đề tổ chức sản xuất, không thể cơ giới hóa nhỏ lẻ mà phải có sự vào cuộc đồng loạt của người nông dân. Trong đó, ông Hoàng Văn Hồng nhấn mạnh vai trò của khuyến nông cơ sở để gắn kết các HTX với doanh nghiệp, sau đó doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên quy mô lớn. Điều này sẽ giúp giảm chi phí cho từng hộ sản xuất.Cơ giới hóa đóng vai trò then chốt trong hiện đại hóa nông nghiệp Phát biểu tại họp báo, ông Nguyễn Ngọc Thạch, Tổng Biên tập Báo Nông nghiệp Việt Nam, khẳng định, sau thành công của Triển lãm cơ giới hóa nông nghiệp AGRITECHNICA ASIA ở Bangkok, Thái Lan vào tháng 5/2024, rất vui mừng khi Triển lãm AGRITECHNICA ASIA 2025 lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam với chủ đề Thúc đẩy sáng kiến xanh ở Đông Nam Á. Với những thành công có được trong hàng trăm sự kiện, diễn đàn trong nước và quốc tế, ông Nguyễn Ngọc Thạch nhấn mạnh, Báo Nông nghiệp Việt Nam rất vui mừng khi phối hợp với Hiệp hội Nông nghiệp Đức bảo trợ truyền thông cho sự kiện quan trọng này. Theo lãnh đạo Báo Nông nghiệp Việt Nam, cơ giới hóa đóng vai trò then chốt trong quá trình hiện đại hóa nông nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang hướng tới một nền sản xuất bền vững, hiệu quả và giảm phát thải. Song song với đó, việc nâng cao tay nghề của nông dân là một yếu tố không thể thiếu. Khi tiếp cận được những công nghệ mới, nông dân sẽ tự tin hơn trong việc ứng dụng đổi mới sáng tạo vào sản xuất, từ đó nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh trên thị trường. Đặc biệt, để thúc đẩy sự phát triển toàn diện của ngành nông nghiệp, sự kết nối giữa “4 nhà” - Nhà quản lý, Nhà doanh nghiệp, Nhà khoa học và Nhà nông là vô cùng quan trọng. Tổng Biên tập Nguyễn Ngọc Thạch cũng khẳng định, báo chí giữ vai trò cầu nối không thể thiếu, giúp truyền tải chính xác, kịp thời những chính sách, tiến bộ khoa học kỹ thuật và xu hướng thị trường đến với người sản xuất, tạo nên sự liên kết bền vững trong hệ sinh thái nông nghiệp hiện đại. Và từ những đối thoại tích cực, chuyên sâu trong buổi họp báo hôm nay sẽ tạo tiền đề vững chắc để Triển lãm AGRITECHNICA ASIA VIETNAM 2025 thành công rực rỡ.
Xem chi tiết..13 Feb, 2025 21
Họp báo công bố Triển lãm AGRITECHNICA ASIA Việt Nam 2025Chiều 12/2, tại TP.HCM, Hiệp hội Nông nghiệp Đức (DLG), Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ NN-PTNT) phối hợp Báo Nông nghiệp Việt Nam đồng chủ trì họp báo công bố Triển lãm AGRITECHNICA ASIA Việt Nam 2025 với chủ đề “Thúc đẩy sáng kiến xanh ở Đông Nam Á”.AGRITECHNICA ASIA là hội chợ thương mại nông nghiệp hàng đầu do DLG tổ chức. Dựa trên di sản của AGRITECHNICA tại Hannover, Đức, nơi đã giới thiệu công nghệ nông nghiệp từ năm 1985, sự kiện này bắt đầu được tổ chức tại Bangkok để phục vụ nhu cầu nông nghiệp đa dạng của châu Á. Triển lãm AGRITECHNICA ASIA 2025, sẽ được tổ chức từ ngày 12-14/3/2025 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), TP.HCM. AGRITECHNICA ASIA Vietnam 2025 sẽ được tổ chức đồng thời với HortEx Vietnam, với sự hợp tác của Công ty TNHH Dịch vụ Quảng cáo và Triển lãm Minh Vi (VEAS) và Nova Exhibitions BV. HortEx Vietnam - triển lãm hàng đầu Đông Nam Á về nghề làm vườn và hoa chuyên nghiệp, cũng sẽ được tổ chức trong thời gian này.Chuỗi sự kiện này sẽ là nền tảng toàn diện cho các nhà sản xuất, nhà cung cấp và nông dân khám phá và áp dụng các công nghệ nông nghiệp tiên tiến, thúc đẩy đổi mới và tăng trưởng trong ngành. Quý vị quan tâm có thể tìm hiểu thêm và đăng ký tham gia triển lãm AGRITECHNICA ASIA Việt Nam 2025 tại địa chỉ: https://agritechnica-asia.com/vietnam/.
Xem chi tiết..06 Feb, 2025 43
Sầu riêng nghịch vụ rớt giá - Nguyên nhân do đâu?Thông thường, do sự khan hiếm sản lượng của Sầu riêng nghịch vụ nên giá thu mua thường khá tốt. Tuy nhiên năm nay giá Sầu riêng nghịch vụ tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long giảm sâu, nguyên nhân được cho rằng do động thái siết chặt kiểm nghiệm chất vàng O từ thị trường Trung Quốc. Thị trường vào đầu tháng 1, tại Hậu Giang: - Đối với Sầu riêng Monthong nghịch vụ được thương lái thu mua trực tiếp tận vườn với giá lên đến hơn 200,000vnđ/kg (loại 1); từ 160,000-190,000vnđ/kg (loại 2); từ 85,000-90,000vnđ/kg (loại 3). - Đối với Sầu riêng Ri6, giá thu mua dao động từ 110,000-120,000vnđ/kg (loại 1); từ 90,000-100,000vnđ/kg (loại 2); 70,000vnđ/kg (loại 3) - Đối với Sầu riêng chuồng bò cũng có giá dao động từ 65,000 - 110,000vnđ/kg tùy loại. Tuy nhiên trong những ngày gần đây, giá thu mua Sầu riêng trên thị trường sụt giảm mạnh. Tại Tiền Giang, giá sầu riêng ở mức 40.000 - 80.000 đồng/kg, giảm từ 10.000 - 30.000 đồng/kg so với cách đây nửa tháng và giảm từ 50.000 - 100.000 đồng/kg so với hồi đầu tháng 1.Sầu riêng là một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực ở ĐBSCLLà chủ của một vườn sầu riêng khoảng 1 tháng nữa thì vào vụ thu hoạch, anh Nguyễn Thanh Nhã (huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) cho biết, giá thu mua sầu riêng của thương lái những ngày qua giảm quá sâu so với cách đây khoảng 1 tháng. “Sầu riêng Monthong chỉ còn giá khoảng 60.000 - 80.000 đồng/kg; sầu riêng Ri6 còn cỡ 40.000 - 50.000 đồng/kg, giảm tới 2/3 so với đầu tháng. Mặc dù giá này vẫn có lời nhưng so với lúc đỉnh điểm đã giảm quá sốc”, anh Nhã nói. Tại các địa phương khác ở Đồng bằng sông Cửu Long (khu vực có sản lượng Sầu riêng nghịch vụ lớn nhất cả nước) như Tiền Giang, Vĩnh Long, Hậu Giang, Cần Thơ… những năm gần đây diện tích trồng sầu riêng không ngừng tăng do sức hấp dẫn lợi nhuận của loài trái cây này. Riêng năm 2024, nhiều nhà vườn ở Vĩnh Long đã đẩy mạnh cải tạo vườn tạp, vườn kém hiệu quả, chuyển đổi lúa sang trồng cây ăn trái, trong đó diện tích sầu riêng hơn 4.300ha, tăng hơn 330ha so với năm trước. Tại Hậu Giang, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh này cho biết, trong khi diện tích nhiều loại cây trồng giảm thì diện tích sầu riêng tăng mạnh, năm 2024 toàn tỉnh có 3.100ha, tăng gần gấp đôi so với cách đây vài năm. Ngành nông nghiệp cũng tăng cường hỗ trợ nông dân áp dụng tiến bộ kỹ thuật, phòng ngừa các loại sâu bệnh để tăng năng suất và chất lượng, kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.Giá thu mua Sầu riêng giảm mạnh trong các ngày vừa quaVề nguyên nhân giá sầu riêng nghịch vụ giảm sâu, đại diện một doanh nghiệp cho biết, nguyên nhân chính do phía Cơ quan chức năng Trung Quốc áp dụng các quy định kiểm định khắt khe hơn, đặc biệt yêu cầu kiểm tra chất vàng O - một loại hóa chất. Cùng đó, trùng thời điểm Tết Nguyên đán nên thị trường Trung Quốc cũng giảm tiêu thụ… Các công ty xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc cần nghiên cứu, chuẩn bị hồ sơ, đáp ứng yêu cầu mới của nước bạn để tiếp tục xuất khẩu dẫn đến sức mua của thị trường giảm. Theo ông Lê Anh Trung - nguyên Giám đốc đối ngoại Công ty TNHH Đầu tư phát triển Vạn Hòa, do động thái yêu cầu bổ sung xét nghiệm với sầu riêng nhập khẩu của Trung Quốc khá đột ngột, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam chưa kịp thích nghi, dẫn đến tình trạng bị trả hàng, không được thông quan. Tuy nhiên, ông Trung cho rằng, những rào cản kỹ thuật của các thị trường nhập khẩu cũng là cơ hội để trong nước sản xuất tốt hơn, bền vững hơn. “Chẳng hạn, người trồng sầu riêng cần xét nghiệm nhanh trước khi thu hoạch để biết có dư lượng hay không, để có thời gian cách ly… Bộ, ngành, địa phương cần quy hoạch cụ thể, rõ ràng vùng trồng để tránh chạy đua ồ ạt, mất kiểm soát, cần có quy chuẩn cho ngành hàng. Nhà nước, doanh nghiệp và nông dân cần là một khối thống nhất mới hiệu quả và bền vững. Dư địa thị trường còn lớn, nhưng để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao, không còn cách nào khác, tự chúng ta phải làm tốt hơn”, ông Trung nói.Theo Cảnh Kỳ - Báo Tiền phong
Xem chi tiết..05 Feb, 2025 34
Cơn sốt của Cao su Việt Nam: Giá xuất khẩu tăng cao nhất trong 10 năm, Malaysia tăng mua hơn 500%Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, Việt Nam đã xuất khẩu tổng cộng 2 triệu tấn cao su trong năm 2024, giảm 6,2% so với năm 2023. Tuy nhiên, do giá duy trì ở mức cao nên kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này vẫn tăng mạnh 18,2% và đạt mức kỷ lục hơn 3,4 tỷ USD. Giá Cao su xuất khẩu tăng mạnh - Cao nhất trong 10 năm Giá cao su xuất khẩu bình quân năm 2024 đạt 1.701 USD/tấn, mức cao nhất ghi nhận được trong hơn 10 năm qua, tăng 26% (tương ứng tăng 351 USD/tấn) so với năm 2023. Đà tăng giá này được thúc đẩy bởi sự thiếu hụt nguồn cung toàn cầu, thời tiết bất lợi tại các nước sản xuất chính.Hoạt động xuất khẩu cao su của Việt Nam trong năm vừa qua đã ghi nhận những kết quả rất tích cực, mặc dù trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ tại thị trường chủ lực Trung Quốc giảm mạnh. Năm 2024, xuất khẩu cao su của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc đạt 1,45 triệu tấn, trị giá 2,44 tỷ USD, giảm 15,1% về lượng, nhưng tăng 7,6% về trị giá so với năm 2023. Thị trường này chiếm 72,1% trong tổng khối lượng cao su xuất khẩu của nước ta.Nhu cầu nhập khẩu cao su của Trung Quốc giảm trong thời gian qua chủ yếu là do giá mặt hàng này tăng cao, trong khi tồn kho trong nước dồi dào và nhu cầu tiêu dùng chậm lại do tăng trưởng kinh tế trì trệ. Ngược lại, xuất khẩu cao su sang thị trường đứng thứ hai là Ấn Độ tăng 8,7% về lượng và 35,2% về trị giá so với năm 2023. Trong khi đó, xuất khẩu sang thị trường lớn thứ 3 là Hàn Quốc cũng giảm 15,5% về lượng nhưng tăng 5,1% về giá trị. Các doanh nghiệp cũng mở rộng xuất khẩu sang nhiều thị trường khác như Đức, Hoa Kỳ, Đài Loan, Nga, Indonesia… Đặc biệt, lượng cao su xuất khẩu sang thị trường Malaysia tăng tới 433% so với năm 2023, đạt 38.442 tấn, kim ngạch tăng 516% đạt 56,2 triệu USD. Riêng tháng 12, lượng nhập khẩu vọt lên hơn 8.000 tấn, mức cao nhất kể từ đầu năm. Thị phần theo lượng của thị trường này tăng từ 0,3% năm 2023 vọt lên 1,9% năm 2024. Giá xuất khẩu bình quân sang Malaysia đạt 1.462 USD/tấn, tăng 15,4% so với cùng kỳ. Dù vậy, đây vẫn là mức giá thấp nhất trong top 10 thị trường xuất khẩu cao su của Việt Nam năm 2024. Sản lượng xuất khẩu Cao su của Việt Nam tăng mạnh tại thị trường Malaysia Biểu đồ so sánh sản lượng xuất khẩu Cao su giữa hai năm 2023-2024 Năm 2024 cũng chứng kiến lượng cao su xuất khẩu sang thị trường EU tăng tới 29%, trong bối cảnh các nhà nhập khẩu châu Âu tăng cường nhập khẩu trước khi Quy định chống phá rừng (EUDR) dự kiến sẽ có hiệu lực vào cuối năm 2024. Tuy nhiên, sau đó Quy định này đã được tạm hoãn thực hiện trong vòng 1 năm. Về triển vọng năm 2025, xuất khẩu cao su của Việt Nam được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng do nhu cầu của Trung Quốc có dấu hiệu phục hồi trở lại. Trong khi đó, nguồn cung toàn cầu dự kiến vẫn thắt chặt. Dữ liệu t ANRPC cho thấy, sản lượng cao su tại các quốc gia sản xuất chính trong khu vực Đông Nam Á có xu hướng giảm trong những năm gần đây. Sản lượng cao su tự nhiên của Thái Lan trong giai đoạn 2019-2024 đã giảm từ 4,85 triệu tấn xuống còn 4,7 triệu tấn. Tương tự, sản lượng ở Indonesia đã giảm từ 3,3 triệu tấn xuống còn 2,5 triệu tấn và sản lượng ở Malaysia từ 640.000 xuống còn 340.000 tấn trong cùng giai đoạn. Sự suy giảm sản lượng này có thể sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt nguồn cung toàn cầu, đẩy giá lên cao hơn trong những năm tới. Theo Khánh Vy - Markettimes.vn
Xem chi tiết..05 Feb, 2025 33
Thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam dự báo đạt 7,5 triệu tấn trong năm 2025Xuất khẩu gạo Việt Nam được dự báo đạt 7,5 triệu tấn trong năm nay, giảm so với mức kỷ lục 9,04 triệu tấn vào năm ngoái. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, từ ngày 1/1 đến 15/1, Việt Nam xuất khẩu trên 268.700 tấn, trị giá gần 165,7 triệu USD, so với cùng kỳ năm ngoái về số lượng tăng 38,7% và về trị giá tăng 23,28%. Giá gạo Việt Nam xuất khẩu loại 5% tấm giảm xuống còn 413 USD/tấn, loại 25% tấm còn 387 USD/tấn, tấm 330 USD/tấn. Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam Nguyễn Ngọc Nam cho biết, xuất khẩu gạo Việt Nam được dự báo đạt 7,5 triệu tấn trong năm nay, giảm so với mức kỷ lục 9,04 triệu tấn vào năm ngoái. Gạo Việt Nam đã đi khắp thế giới với khoảng 150 quốc gia, vùng lãnh thổ. Năm 2024, các doanh nghiệp cũng đã tận dụng tốt cơ hội thị trường từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, bên cạnh các thị trường truyền thống như Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Malaysia... Báo cáo Thị trường lúa gạo năm 2024 nhận định, xuất khẩu gạo năm 2025 của Việt Nam nhiều khả năng sẽ giảm cả lượng và giá so với năm 2024. Nguyên nhân là do nhu cầu suy yếu trong khi cạnh tranh gia tăng giữa các nước sản xuất. Đại diện của một doanh nghiệp cho biết, dư địa cho xuất khẩu gạo năm 2025 còn rất ít trong bối cảnh mức nền của năm 2024 vốn đã ở mức cao trong khi có quá nhiều yếu tố bất lợi liên quan đến thị trường, đặc biệt là khi Ấn Độ nới lỏng lệnh hạn chế xuất khẩu gạo. Trong hai năm qua, tồn kho của Ấn Độ lớn vì họ siết chặt việc xuất khẩu gạo ra toàn cầu. Do đó thời gian tới, khi nước này nới lỏng các lệnh hạn chế xuất khẩu gạo sẽ gây áp lực đối với các nước xuất khẩu khác, trong đó có Việt Nam. Hơn nữa trước khi vào vụ thu hoạch, giá gạo Việt tương đối cao nên nhiều nhà nhập khẩu dịch chuyển sang các nước khác để mua hàng sớm hơn. Trong năm 2025, giá gạo có thể thấp hơn năm 2023 - 2024 và có khả năng thấp hơn cả năm 2022 hoặc chỉ cao hơn một chút. Ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương chia sẻ, vừa qua, Ấn Độ đã bãi bỏ lệnh hạn chế xuất khẩu gạo, lượng gạo Ấn Độ dồi dào tạo ra sức ép trên thị trường, khiến giá gạo có xu hướng giảm. Tuy nhiên thời gian qua, doanh nghiệp Việt Nam đã tập trung nâng cao chất lượng gạo và xây dựng thương hiệu gạo khá tốt, từ đó đã tìm kiếm được nhiều thị trường như Indonesia, Philippines… Ở giai đoạn này, ông Trần Thanh Hải cho rằng, doanh nghiệp xuất khẩu gạo cần sự hỗ trợ vốn từ ngân hàng. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng cần hoàn thuế xuất khẩu sớm để tạo điều kiện cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo. Với vai trò quản lý nhà nước, thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ đẩy mạnh triển khai các giải pháp xúc tiến xuất khẩu gạo để đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này. Theo Cafef
Xem chi tiết..05 Feb, 2025 33
Việt Nam nhập khẩu hàng triệu tấn lúa mì từ Ukraine trong năm 2024 - Nước ta nằm trong top các quốc gia có sản lượng tiêu thụ lớn trên toàn cầu.Bên cạnh là một quốc gia mạnh về xuất khẩu nông sản như lúa gạo, sắn, cà phê, hạt điều hay hồ tiêu, Việt Nam còn đứng top thế giới về nhập khẩu và tiêu thụ một số loại nông sản quan trọng khác, nổi bật là lúa mì. Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 12 vừa qua, nước ta đã nhập khẩu hơn 367 nghìn tấn lúa mì với trị giá hơn 100 triệu USD, tăng 3,5% về lượng nhưng giảm 0,6% về kim ngạch so với tháng 11. Lũy kế cả năm 2024 nước ta đã nhập khẩu hơn 5,7 triệu tấn lúa mì, tương đương gần 1,6 tỷ USD, tăng mạnh 22,5% về lượng và tăng 1,16% về kim ngạch so với năm 2023. Giá nhập khẩu bình quân đạt 274 USD/tấn, giảm 17%. Đáng chú ý trong năm 2024 vừa qua, một ông lớn mùa mì của thế giới bất ngờ tăng mạnh xuất khẩu mặt hàng này sang Việt Nam. Cụ thể, Ukraine là thị trường lớn nhất cung cấp lúa mì cho nước ta trong năm 2024 với 1,5 triệu tấn, tương đương 384 triệu USD, tăng mạnh 145% về lượng và tăng mạnh 130% về kim ngạch so với năm 2023. Giá nhập khẩu trung bình 256 USD/tấn, giảm 6% so với năm trước. Ukraine là một trong tứ trụ xuất khẩu lúa mì của thế giới cùng với Nga, Mỹ và Canada. Trước khi xung đột nổ ra vào năm 2022, Ukraine từng gieo trồng tới 6 triệu ha lúa mì vụ đông. Dù chịu nhiều tổn thất, sản lượng lúa mì năm 2024 của quốc gia này vẫn đạt 22 triệu tấn, gần tiệm cận mức trung bình 25-28 triệu tấn trước khi xảy ra xung đột. Trong đó, lúa mì vụ đông chiếm tới 95% tổng sản lượng lúa mì hàng năm của Ukraine. Bên cạnh Ukraine, thị trường cung cấp lúa mì lớn thứ 2 của Việt Nam là Úc với 1,2 triệu tấn, tương đương hơn 362 triệu USD, giảm mạnh 55,8% về lượng cũng như giảm 60,8% kim ngạch so với năm 2023. Mức giá trung bình 302 USD/tấn, giảm 12% so với năm trước. Tiếp đến thị trường Brazil với 1,17 triệu tấn, tương đương 293,14 triệu USD, tăng mạnh 348% về lượng và tăng 205,5% kim ngạch so với cùng kỳ năm 2023. Giá giảm mạnh 32%, đạt bình quân 250 USD/tấn. Trước đó, trong năm 2023, Việt Nam đã chi tới 1,9 tỷ USD để nhập khẩu khoảng 5,5 triệu tấn lúa mì. Nguyên nhân là do gia tăng nhu cầu về lúa mì trong nước, nhất là ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi và chế biến thực phẩm. Lúa mì là một trong những nguồn lương thực thiết yếu, được tiêu thụ nhiều nhất trên thế giới. Đồng thời đây cũng là 1 trong những loại ngũ cốc lâu đời nhất thế giới, nó còn có tên gọi khác là lúa miến hay tiểu mạch. Với mức sản lượng đứng sau bắp (ngô) và gạo, nó được xem như nguồn cung cấp lương thực chủ yếu cho con người. Lúa mì được ứng dụng rộng rãi, nhiều nhất chính là làm ra các loại bánh mì, bột mì, tiếp đó là các thực phẩm như mì sợi, bánh kẹo, rượu, bia hay các nhiên liệu sinh học khác. Theo Hiệp hội chăn nuôi, lúa mì nhập về Việt Nam chủ yếu được sử dụng trong sản xuất thức ăn chăn nuôi hỗn hợp. Việt Nam không sản xuất lúa mì, vì vậy nguồn cung phụ thuộc hoàn toàn vào nhập khẩu. Giá lúa mì nhập khẩu năm nay lao dốc, giảm hơn 20% so với năm ngoái, khiến các doanh nghiệp tận dụng cơ hội giá rẻ, đặc biệt từ Ukraine, để gia tăng lượng nhập khẩu. Theo Như Quỳnh - Markettimes.vn
Xem chi tiết..04 Feb, 2025 54
DJI AGRAS Agriculture - Ra mắt 3 dòng sản phẩm máy bay nông nghiệp mới tại thị trường Trung QuốcSau sự thành công rực rỡ của hàng loạt các dòng máy bay nông nghiệp - DJI dần trở thành đơn vị dẫn đầu trong lĩnh vực ứng dụng Drone/UAV trong canh tác nông nghiệp. Kế thừa thành công đó, gã khổng lồ công nghệ DJI vừa cho ra mắt thị trường 3 dòng drone nông nghiệp mới: Chính là DJI Agras T100 - DJI Agras T70 - DJI Agras T70P (Độc quyền tại thị trường Trung Quốc).DJI Agras T100 được quảng bá là thiết bị hiệu quả nhất của DJI Agriculture cho đến nay, được trang công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) và thực tế tăng cường (AR) đột phá. Trong khi đó, dòng DJI Agras T70 cân bằng giữa hiệu quả về chi phí với các tính năng mạnh mẽ, giúp giảm rào cản gia nhập cho người dùng máy bay không người lái nông nghiệp.DJI Agras T100 - Sự đột phá về công nghệMáy bay không người lái Agras T100 tự hào có trọng lượng cất cánh được đánh giá cao nhất và hệ thống an toàn tiên tiến nhất trong lịch sử của DJI Agriculture. Nó có trọng lượng cất cánh tối đa là 149,9kg, tải trọng lê đến 75 lít và khả năng gieo hạt 150 lít. Được tăng cường bởi cấu hình động cơ đôi đồng trục và cánh quạt sợi carbon 62 inch, Agras T100 có thể đạt tốc độ bay 13,8 m/giây. Các tính năng an toàn tiên tiến, bao gồm hệ thống quan sát mắt cá năm mắt, radar laser và radar mảng pha để phát hiện và tránh chướng ngại vật 360 độ bổ sung cho hiệu suất mạnh mẽ của máy bay không người lái DJI mới.DJI Agras T100 được đánh giá và kì vọng là dòng sản phẩm có hiệu năng vượt trội. Ảnh: DJICác thuật toán AI của Agras T100 tiếp tục hợp lý hóa các hoạt động bằng cách lập bản đồ chướng ngại vật và tối ưu hóa đường bay. Các khả năng AR, chẳng hạn như dự đoán quỹ đạo bay theo thời gian thực và dự đoán hạ cánh an toàn, tăng thêm một lớp bảo mật và khả năng sử dụng. Được thiết kế để giải quyết nhiều nhiệm vụ nông nghiệp khác nhau, T100 nổi trội trong việc phun thuốc trừ sâu với hệ thống vòi phun kép có khả năng phun với lưu lượng 30 lít/phút và kích thước giọt có thể điều chỉnh. Đối với các khu vực tán cây rậm rạp, vòi phun sương tùy chọn cung cấp các giọt chính xác, mịn, tăng cường hiệu quả và phạm vi bao phủ. Hệ thống phun của máy bay không người lái cũng gây ấn tượng với dung tích 150 lít và cơ chế trục vít tiên tiến, tăng gấp đôi hiệu quả hoạt động. Hơn nữa, máy bay không người lái Agras T100 không chỉ phục vụ cho nông nghiệp; nó còn hỗ trợ vận chuyển trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. Khả năng nâng 85kg, kết hợp với khả năng điều chỉnh tư thế thông minh, đảm bảo vận chuyển hàng hóa suôn sẻ. Với pin sạc nhanh trong 9 phút và thiết kế tiết kiệm năng lượng, T100 giúp giảm chi phí trong khi tối đa hóa thời gian hoạt động.DJI Agras T70/T70P - Sự cân bằng giữa hiệu suất và kinh tếDòng Agras T70, bao gồm cả T70P nâng cấp, phục vụ cho nhiều đối tượng hơn với các tính năng đa dạng để phun, rải và nâng. Được trang bị khoang phun 70 lít và tuổi thọ pin được cải thiện, dòng T70 tích hợp các hệ thống an toàn chính như phát hiện chướng ngại vật do AI điều khiển và điều hướng bay hỗ trợ AR. Những chiếc máy bay không người lái này cũng tự hào có khả năng nâng 65kg, khiến chúng trở thành đối tác đáng tin cậy cho nhiều nhiệm vụ nông nghiệp khác nhau. Những cải tiến đáng kể về mức tiêu thụ năng lượng giúp giảm đáng kể chi phí vận hành. Hệ thống điện được tối ưu hóa giúp tiết kiệm 25% điện và nhiên liệu, khiến dòng T70 trở thành lựa chọn tiết kiệm chi phí cho các hoạt động quy mô lớn. DJI Agras T70/T70P là sự lựa chọn cân đối giữa hiệu năng và hiệu quả kinh tế. Ảnh : DJI
Xem chi tiết..04 Feb, 2025 41
Việt Nam dẫn đầu xuất khẩu của thế giới về loại cây trồng được mệnh danh là "vàng đen": Diện tích trồng đứng top đầu thế giới, tỉnh nào đang nắm giữ nhiều nhất?Việt Nam sở hữu một mặt hàng đang chiếm đến 60% sản lượng xuất khẩu của thế giới là hồ tiêu. Cụ thể, nước ta đứng đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu trong hơn 20 năm qua, chiếm 40% sản lượng thu hoạch và 60% thị phần xuất khẩu toàn cầu. Hạt tiêu và gia vị của Việt Nam hiện đã xuất khẩu đi hơn 120 quốc gia và vùng lãnh thổ, chiếm lĩnh nhiều thị trường quan trọng. Theo thống kê của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), cả nước hiện có khoảng 200 doanh nghiệp chế biến, kinh doanh hồ tiêu, trong đó có 15 doanh nghiệp hàng đầu, chiếm 70% lượng xuất khẩu cả nước. Toàn ngành hàng có 14 nhà máy chế biến sâu. Đặc biệt, có 5 doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, chiếm gần 30% thị phần xuất khẩu. Theo VPA, năm 2024, diện tích sản xuất hồ tiêu là 111.313 ha, giảm 3,2% so với năm 2023, sản lượng đạt 170 nghìn tấn, giảm 10,5% so với năm 2023. “Thủ phủ” hạt tiêu của Việt Nam gọi tên Đắk Nông với gần 34 nghìn ha, theo sau là Đắk Lắk với hơn 28 nghìn ha và đứng thứ 3 là Gia Lai với 18 nghìn ha. Ảnh: Nhịp sống thị trường - Markettimes.vn Về tình hình xuất khẩu, theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, tính chung cả năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu được 250.600 tấn hồ tiêu các loại, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,32 tỷ USD – đây là mốc kim ngạch cao kỷ lục từ trước tới nay. Về chủng loại tiêu xuất khẩu trong năm 2024, tiêu đen đạt 220.269 tấn và 1,18 tỷ USD; tiêu trắng đạt 30.331 tấn và 200,6 triệu USD. Theo VPA, giá hồ tiêu tăng mạnh ngay trong những tuần đầu của năm mới 2025 là tín hiệu tích cực cho ngành hồ tiêu Việt Nam. Theo tính toán của hiệp hội, hiện lượng tồn kho hồ tiêu thấp, trong khi nhu cầu tiêu thụ từ các thị trường lớn như Mỹ, châu Âu, Trung Quốc đang gia tăng mạnh...Giá mặt hàng này chắc chắn sẽ tiếp tục leo thang trong thời gian tới. Theo Như Quỳnh - Markettimes.vn
Xem chi tiết..04 Feb, 2025 34
Xuất khẩu hồ tiêu đứng trước cơ hội tăng trưởng bứt phá trong năm 2025Dự báo, năm 2025, xuất khẩu hồ tiêu - được ví như "vàng đen" của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng mạnh nhờ có nhiều yếu tố thuận lợi từ thị trường toàn cầu. Xuất khẩu "vàng đen" đem lại giá trị vàng Theo thống kê mới nhất vừa công bố của Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam (VPSA), năm 2024, nước ta đã xuất khẩu được 250.600 tấn hồ tiêu các loại, đạt gần 1,32 tỷ USD. Trong đó, tiêu đen đạt gần 1,18 tỷ USD, tiêu trắng đạt 200,6 triệu USD. Như vậy, so với năm 2023 lượng xuất khẩu giảm 5,1%, tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu lại tăng đột biến lên đến 45,4%. Điều đáng mừng, giá xuất khẩu bình quân tiêu đen năm 2024 đạt 5.154 USD/tấn, tăng gần 50% và tiêu trắng đạt 6.884 USD/tấn, tăng 40% so với năm ngoái. Trao đổi nhanh với phóng viên, bà Hoàng Thị Liên, Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam (VPSA) cho biết, đến nay, hồ tiêu Việt Nam rất nổi tiếng trên thị trường thế giới. Nước ta đang sản xuất hồ tiêu lớn nhất thế giới với 40% sản lượng, xuất khẩu sang 110 quốc gia, vùng lãnh thổ. Trong đó, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất của nước ta với 72.311 tấn năm 2024, chiếm 28,9% và tăng 33,2% so với năm 2023. Đây cũng là lượng xuất khẩu kỷ lục cao nhất từ trước tới nay, tăng 21,0% so với năm kỷ lục trước đó là 2021 đạt 59.778 tấn. Đặc biệt, theo bà Liên, hiện công nghệ chế biến hồ tiêu nước ta không thua kém bất kỳ đối thủ nào trên thế giới. Sản phẩm hồ tiêu của doanh nghiệp Việt đã tiếp cận được các tiêu chuẩn của thị trường, kể cả các thị trường khó tính và đặc thù như EU, UAE... "Chúng ta có gần 200 doanh nghiệp chế biến, kinh doanh hồ tiêu; trong đó có 14 nhà máy chế biến sâu. Đặc biệt, có 5 doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, chiếm gần 30% thị phần xuất khẩu. Các doanh nghiệp có nhà máy chế biến công nghệ cao theo tiêu chuẩn ASTA, ESA, JSSA đã tạo ra nhiều sản phẩm đa dạng, đáp ứng được nhiều thị trường khác nhau", bà Liên nhấn mạnh. Còn theo đánh giá của đại diện Bộ Công thương, ông Trần Thanh Hải – Phó cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, những nền tảng về vị thế, nội lực đã xây dựng được trong thời gian qua, cộng với mức giá tiếp tục có xu hướng tăng trưởng đều thời gian qua...là các yếu tố khuyến khích nông dân, hợp tác xã có kế hoạch đẩy mạnh trồng trọ, canh tác, sản xuất, nâng cao năng suất trong thời gian tới. Đây là những tín hiệu tích cực cho vụ mùa năm 2025. Dự báo tiếp tục "được giá" trong năm 2025 Nhận định về thị trường xuất khẩu hồ tiêu năm 2025, ông Hải cho biết, năm 2025, sản lượng hồ tiêu toàn cầu sẽ tiếp tục giảm. Thông tin từ các thương vụ cho thấy, Indonesia và Ấn Độ là hai đối thị "nặng ký" của nước ta được dự báo sẽ giảm sản lượng do đối mặt với nhiều khó khăn về điều kiện thời tiết. Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ tăng, nhất là ở thị trường lớn như Hoa Kỳ và châu Âu...Đây chính là điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam. Theo dự báo, thị trường xuất khẩu hồ tiêu sẽ tiếp tục được giá trong năm 2025Bàn về vấn đề này, Chủ tịch VPSA cho biết thêm, giá hồ tiêu tăng mạnh ngay trong những tuần đầu của năm mới 2025 là tín hiệu tích cực cho ngành hồ tiêu Việt Nam. Theo tính toán của hiệp hội, hiện lượng tồn kho hồ tiêu thấp, trong khi nhu cầu tiêu thụ từ các thị trường lớn như Hoa Kỹ, EU, Trung Quốc đang gia tăng mạnh...Giá mặt hàng này chắc chắn sẽ tiếp tục leo thang trong thời gian tới. Thêm vào đó, theo bà Liên, dự kiến, vụ thu hoạch hạt tiêu năm 2025 của Việt Nam tập trung vào tháng 2, tháng 3 và tháng 4 tới, chậm hơn 1 - 2 tháng so với những năm trước do ảnh hưởng của hạn hán kéo dài, khiến nguồn cung hồ tiêu Việt Nam ngày càng hạn chế. Hiện, Trung Quốc đang có kế hoạch tăng nhập khẩu ngay khi Việt Nam vào vụ thu hoạch này. Trước những thông tin đó, giá "vàng đen" tại thị trường trong nước cũng đang rục rịch tăng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia trong ngành, thị trường sẽ còn nhiều yếu tố bất định và thay đổi khó lường nên doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần theo sát diễn biến và động thái mua hàng từ các đối tác để có kế hoạch thu mua, dự trữ phù hợp, tránh rủi ro. Về dài hạn, đại diện Cục Xuất nhập khẩu khuyến nghị, xuất khẩu "vàng đen" Việt đang đứng trước không ít thách thức. Trong đó, nguy cơ lớn nhất chính là dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, kế tiếp đó là các yếu tố về môi trường, giảm phát thải carbon, mô hình canh tác bền vững, mô hình trồng xen một cách bền vững...hay các thách thức về xã hội như lao động trẻ em, lao động bình đẳng giới...Đây là một bài toán dài hơi, không thể giải quyết trong một sớm một chiều. Song, không thể chậm trễ. Trong đó, quan trọng nhất là đẩy mạnh sự kết nối giữa nông dân - doanh nghiệp, trồng trọt và chế biến dưới sự hỗ trợ hiệu quả từ phía hiệp hội, địa phương và bộ, ngành liên quan. Từ sự kết nối chặt chẽ sẽ có những chiến lược phù hợp và sự đầu tư vốn, công nghệ hiệu quả. "Chúng ta cần tập trung cho bài toán liên kết để tạo vùng nguyên liệu, nâng cao khả năng đáp ứng yêu cầu về chất lượng, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cho các sản phảm hồ tiêu tại các thị trường xuất khẩu lớn", ông Hải nhấn mạnh. Ngoài ra, ông Hải cũng khuyến nghị, doanh nghiệp xuất khẩu nên tận dụng triệt để các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký kết đối với nhóm hàng nông sản để gia tăng kim ngạch. Còn theo bà Liên, năm 2025, ngành hạt tiêu và gia vị sẽ tập trung hỗ trợ nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp nâng cao giá trị sản phẩm, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng và an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, hiệp hội sẽ hỗ trợ mở rộng thị trường, tiếp tục nâng cao vị thế của hồ tiêu Việt Nam trên thị trường thế giới.
Xem chi tiết..