• 0903 344 277
  • tung.pham@demeter.vn

26 Jun, 2024 516

DEMETER thử nghiệm Drone nông nghiệp vườn Sầu Riêng của Sakura Farms tại Khánh Sơn - Khánh Hòa

Sakura Farms là một trong những trang trại hàng đầu tại Việt Nam, nổi tiếng với các sản phẩm nông sản chất lượng cao và phương pháp canh tác hiện đại. Với tầm nhìn trở thành mô hình nông nghiệp tiên tiến và bền vững, Sakura Farms luôn tiên phong trong việc áp dụng các công nghệ mới nhất vào quy trình sản xuất. Trang trại không chỉ chú trọng đến việc nâng cao năng suất mà còn đặt mục tiêu bảo vệ môi trường và cải thiện đời sống nông dân. Những chiếc drone nông nghiệp hiện đại đã chứng minh sự hữu ích và hiệu quả vượt trội trong việc quản lý cây trồng. Tại Sakura Farms, việc thử nghiệm drone trên vườn sầu riêng đã mang lại những kết quả đầy hứa hẹn. Drone nông nghiệp không chỉ giúp kiểm soát và giám sát quá trình phát triển của cây trồng mà còn tăng cường năng suất và chất lượng sản phẩm. Với khả năng phun thuốc bảo vệ thực vật, bón phân và tưới nước một cách chính xác, drone giúp giảm thiểu lãng phí tài nguyên và bảo vệ môi trường.Sử dụng drone, nông dân không còn phải lao động vất vả như trước. Thay vào đó, họ có thể tiết kiệm thời gian và công sức, đồng thời phát hiện sớm các vấn đề về sâu bệnh và dinh dưỡng của cây trồng để xử lý kịp thời. Drone nông nghiệp đã trở thành một công cụ không thể thiếu, giúp nâng cao năng suất và chất lượng nông sản một cách đáng kể.Là một trong những trang trại hàng đầu tại Việt Nam, Sakura Farms luôn tiên phong trong việc áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp. Thử nghiệm drone trên vườn sầu riêng không chỉ cải thiện quy trình canh tác mà còn mở ra nhiều cơ hội mới cho nông dân Việt Nam. Đây là bước tiến quan trọng, khẳng định vai trò của công nghệ trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất và phát triển bền vững. Sự thành công của thử nghiệm này hứa hẹn mở ra nhiều triển vọng cho việc sử dụng drone nông nghiệp trên diện rộng tại Việt Nam. Các nông dân sẽ có thêm nhiều cơ hội học hỏi và áp dụng công nghệ này vào quy trình sản xuất của mình, từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế và đảm bảo sự phát triển bền vữngThử nghiệm drone nông nghiệp trên vườn sầu riêng của Sakura Farms là bước tiến quan trọng trong ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp tại Việt Nam. Với những lợi ích to lớn mà drone mang lại, đây chắc chắn sẽ là xu hướng phát triển mạnh mẽ trong tương lai, giúp nâng cao đời sống nông dân và phát triển nền nông nghiệp bền vững.

Xem chi tiết..

25 Jun, 2024 343

Giải pháp nông nghiệp bằng Internet 4.0

Hệ thống IoT chuyên cho lĩnh vực nông nghiệp với tên gọi D-tech là dự án nằm trong một dự án lớn hơn là xây dựng một Nền tảng kết nối giữa người mua, người bán và nhà sản xuất trong Nông nghiệp của Demeter đã được thực hiện trong vòng 2 năm nay.Hệ thống này gồm có các bước như giám sát, phân tích, điều khiển và chia sẻ. Người dùng có thể giám sát quá trình làm nông nghiệp của mình thông qua dữ liệu thu thập được nhờ hệ thống cảm biến hiện đại được cài đặt trong các ứng dụng web, smartphone.Các dữ liệu này sẽ được phân tích để đưa ra những cảnh báo kip thời, giúp người dùng tối ưu việc canh tác.Giám sát và điều khiển từ xa ngay trên ứng dụng được cài đặt ở smartphone Ngoài ra, hệ thống điều khiển tự động sẽ giúp cho người dùng tiết kiệm chi phí và tăng năng suất, chất lượng nông sản, đồng thời kết nối, chia sẻ thông tin hiệu quả giữa nhà nông, nhà nghiên cứu, các chuỗi cung ứng vật tư nông nghiệp, doanh nghiệp và người dùng, từ đó giải quyết các bài toán nuôi trồng và kinh doanh thông suốt và hiệu quả.Điểm hấp dẫn của giải pháp này đó là nó phù hợp với hầu hết tất cả các mô hình trong ngành nông nghiệp, từ những cánh đồng rộng lớn đến những vườn cây quy mô nhỏ hay mô hình nuôi trồng trong nhà kính, từ hồ nuôi thủy hải sản đến mô hình chuồng trại, chăn nuôi gia cầm, gia súc…Giải pháp nông nghiệp của Demeter có rất nhiều tính năng, trong đó nổi bật là điều khiển tự động như tưới nước, bón phân, cho thức ăn… ở bất kì đâu, sau đó giám sát bằng hệ thống hình ảnh, video qua camera.Bên cạnh đó còn nhiều tính năng hữu ích khác như thông báo mùa vụ, cảnh báo sâu bệnh tức thời qua ứng dụng, tin nhắn; theo dõi, dự đoán năng suất mùa vụ; hiển thị thông tin môi trường, trạng thái vùng canh tác; cài đặt tự động kịch bản theo từng thuộc tính cây trồng, vật nuôi…Để giúp độc giả hiểu thêm về giải pháp công nghệ ứng dụng trong nông nghiệp mới này, phóng viên VTC News đã có buổi phỏng vấn anh Phạm Ngọc Anh Tùng – Sáng lập Demeter – đơn vị sở hữu công trình khoa học Hệ thống giám sát và điều khiển qua internet 4.0 trong nông nghiệp.- Thưa anh, xuất phát từ đâu khiến anh nghiên cứu về sản phẩm này? Sản phẩm được đưa ra thị trường từ khi nào?Tôi tham gia lĩnh vực Nông nghiệp CNC được 3 năm.Trước đây, tôi từng là Giám Đốc Nông Trại lớn ở Đà Lạt, sản xuất nhiều loại mặt hàng nông sản.Từ thực tế sản xuất cho thấy, nông nghiệp ở Lâm Đồng nói riêng và Việt Nam nói chung còn nhiều mặt hạn chế trong toàn bộ chuỗi cung ứng.Đăc biệt, khâu giám sát sản xuất sao cho chặt chẽ, tăng tính ổn định và chất lượng của sản phẩm còn rất yếu.Đó là lý do vì sao Demeter ra đời để tập trung nghiên cứu các giải pháp tự động hóa và giám sát trong Nông nghiệp. Dự án này nằm trong một dự án lớn hơn , đó là xây dựng nền tảng kết nối toàn bộ chuỗi cung ứng trong nông nghiệp và minh bạch hóa thông tin trong nông nghiệp cho cả người dùng lẫn nhà sản xuất . Dưới sự hỗ trợ của Intel và các đối tác, Demeter đã nghiên cứu hệ thống IoT trong nông nghiệp được hơn 2 năm nay.Sản phẩm hiện được đưa ra thị trường từ tháng 06/ 2017, nhưng trước đó đã được ứng dụng ở nhiều nông trại khác.- Ưu điểm của giải pháp này là gì thưa anh? Những lợi ích mà nó mang lại cho khách hàng là gì?Giải pháp của Demeter giúp người trồng dễ dàng giám sát cũng như quản lý trang trại, nhà máy hiệu quả hơn, từ đó nâng cao năng suất, chất lượng cũng như tạo độ tin tưởng cho sản phẩm thông qua truy suất nguồn gốc, giá thành phù hợp với điều kiện ở Việt Nam nếu so sánh với các hệ thống nhập khẩu khác.- Trong quá trình nghiên cứu và sáng lập ra hệ thống giải pháp cho nông nghiệp bằng công nghệ, anh đã gặp phải những khó khăn gì?Đó là 1 quá trình dài đòi hỏi sự bền bỉ và quyết tâm. Nếu cần ai đó động viên thì không nên khởi nghiệp. Môi trường khởi nghiệp là môi trường không ổn định, nguồn vốn ít, do vậy mình luôn phải linh hoạt và sáng tạo.Điều may mắn là trong hành trình đó, mình nhận được sự hỗ trợ và sát cánh rất nhiều từ tập đoàn Intel về giải pháp cũng như giới thiệu các partner trong suốt 02 năm.- Giải pháp này tập trung vào những đối tượng khách hàng như thế nào, thưa anh?Hiện tại, các giải pháp và các thiết bị IoT trong nông nghiệp của Demeter tập trung vào các nông trại vừa và nhỏ, cũng như các hộ gia đình.- Theo anh, chi phí đầu tư ban đầu so với lợi ích của mô hình kinh doanh hệ thống này hiện nay như thế nào?Tùy theo quy mô trang trại mà tỉ lệ chi phí đầu tư / lợi ích sẽ khác nhau. Đối với mô hình trung bình thì tỉ lệ khá thấp, không đáng kể.Ví dụ về giải pháp trong thủy sản Demeter làm với 1 đối tác Malaysia thì trung bình tiết kiệm khoảng 15-20% chi phí , trong 1 năm là đã hoàn vốn đầu tư ban đầu.- Đánh giá của khách hàng với sản phẩm công nghệ mới này như thế nào, thưa anh?Rất tích cực và họ hào hứng để triển khai- Sắp tới, dự kiến hệ thống sẽ tập trung vào thị trường và đối tượng như thế nào, thưa anh?Sắp tới, thị trường thiết bị IoT Demeter nhắm tới không chỉ ở Việt Nam mà còn mở rộng tới các nước Đông Nam Á.- Thưa anh, hiện nay nhà nước có những cơ chế gì để khuyến khích các nhà khoa học nghiên cứu ứng dụng sản phẩm vào thực tiễn?Nhà nước có những ngân sách và Quỹ khá lớn để hỗ trợ nghiêm cứu, khởi nghiệp cũng như có các chương trình đào tạo ở nước ngoài để tạo cho người khởi nghiệp, nhà nghiên cứu có cơ hội tiếp xúc với các mô hình mới, các phương thức quản trị cũng như cách thức thương mại hóa sản phẩm nghiên cứu ra thị trường .Đây là những tín hiệu rất tốt từ phía nhà nước. Tuy nhiên. các quỹ khá khó tiếp cận và quy trình cần được tinh gọn hơn để phía nhà nghiên cứu, khởi nghiệp tiếp cận dễ dàng hơn- Xin cảm ơn anh!Theo VTC News

Xem chi tiết..

25 Jun, 2024 441

5 startup nông nghiệp công nghệ Việt tích cực đổi mới sáng tạo

Ngành nông nghiệp đang phải đối mặt với việc tăng chi phí sản xuất, thiếu lao động, thiếu hiệu quả quản lý đất đai, chất thải thực phẩm và người tiêu dùng đòi hỏi sự minh bạch đối với nguồn gốc thực phẩm của họ.Các startup công nghệ nông nghiệp (agritech) Việt Nam và trên giới đang ứng phó với những thách thức này bằng cách phát triển các giải pháp thân thiện với môi trường, giá cả phải chăng và dễ tích hợp. Các startup cũng không ngừng nỗ lực để thu hẹp khoảng cách về khả năng tiếp cận thực phẩm, nước an toàn và các nhu cầu về chế độ ăn uống.Ảnh: HachiCác số liệu thống kê cho thấy ngành nông nghiệp Việt Nam chiếm 14,85% GDP của đất nước vào năm 2020 và cung cấp 39,45% tổng số việc làm trên cả nước. Với xu hướng nông nghiệp ngày càng phát triển, việc các startup công nghệ nông nghiệp tạo ra nhiều công cụ sáng tạo hơn để duy trì an ninh lương thực ở Việt Nam không còn là điều xa vời.Dưới đây là 5 startup nông nghiệp công nghệ Việt Namđược techcollectivesea.com đánh giá đang tích cực hỗ trợ phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững:DemeterDemeter được thành lập vào năm 2017 bởi Phạm Ngọc Anh Tùng sau khi thực hiện dự án nông nghiệp trị giá 4,4 triệu USD tại TP. Hồ Chí Minh.Với đội ngũ kỹ sư trẻ kết hợp với sự cộng tác từ những chuyên gia nông nghiệp đầu ngành đến từ Israel, Nhật, Mỹ, Thái Lan, sứ mệnh của Demeter là giúp người làm nông nghiệp ở Việt Nam tiếp cận được các quy trình quản lý và thiết bị công nghệ hiện đại của thế giới với chi phí hợp lý, từ đó gia tăng giá trị cho nông sản Việt Nam, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế đủ sức cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.Ban đầu công ty đã phát triển một hệ thống dựa trên IoT tại trang trại Cầu Đất, với sự hỗ trợ từ một số trang trại quốc tế. Hệ thống cho phép nông dân tự động hóa các hoạt động của họ, giúp họ giảm bớt sự tham gia của con người, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, đồng thời quản lý hiệu quả các trang trại của họ.Ảnh: DemeterHệ thống IoT của Demeter bao gồm 3 phần chính. Phần đầu tiên, được gọi là Connected Edge, chịu trách nhiệm điều khiển hệ thống tưới tiêu, máy bơm, máy bay không người lái, hệ thống vi khí hậu, hệ thống camera, hệ thống trạm thời tiết và hệ thống cảm biến. Phần thứ hai xử lý việc lưu trữ và phân tích dữ liệu thành thông tin trên đám mây, trong khi phần thứ ba xác định các tác vụ sử dụng thông tin.Theo Demeter, trong năm 2017, Demeter đã trở thành đối tác của Tập đoàn Intel trong mảng IoT cho nông nghiệp. Demeter đang tìm cách mở rộng các dịch vụ của mình sang Singapore, Thái Lan và Indonesia.MimosaTEKĐược thành lập năm 2014 với mục tiêu nâng tầm kinh nghiệm làm nông truyền thống trên nền tảng công nghệ 4.0, MimosaTEK mong muốn tạo ra những mô hình canh tác bền vững hơn, nơi người nông dân có thể: Sử dụng tài nguyên ít hơn nhưng tạo được nhiều sản lượng hơn trên cùng một diện tích sản xuất; Được giải phóng khỏi những công việc nặng nhọc hằng ngày để dành nhiều thời gian hơn cho gia đình và các hoạt động xã hội.Theo đó, MimosaTEK đã tập trung vào việc sử dụng nông nghiệp chính xác để cải thiện các phương thức canh tác hiện có ở Việt Nam, hầu hết đều dựa trên kinh nghiệm và thủ công. MimosaTEK sở hữu một hệ thống dựa trên đám mây cho phép nông dân tự động hóa và quản lý trang trại của mình bằng cách sử dụng các cảm biến giám sát môi trường, gửi tín hiệu qua sóng tần số vô tuyến và thông báo cho người nông dân về các yếu tố môi trường nguy hiểm.MimosaTEK thực hiện dự án tiết kiệm nước cho cây cà phê (Ảnh: MimosaTEK)Hệ thống này cũng cho phép nông dân theo dõi tiến độ cây trồng, tạo cơ sở dữ liệu cây trồng và tưới từ xa cho trang trại của mình thông qua thiết bị di động. Với hệ thống này, nông dân có thể lập kế hoạch và quản lý trang trại của họ bằng cách sử dụng dữ liệu từ cơ sở dữ liệu môi trường và cây trồng. Với những ý tưởng sáng tạo của mình, MimosaTEK là một trong 10 công ty trên toàn thế giới nhận được giải thưởng Nước sạch cho thực phẩm (Securing Water for Food award) do Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USAID) trao tặng vào năm 2017.HachiĐược thành lập vào năm 2016, Hachi phát triển các hệ thống canh tác thủy canh điều khiển bằng IoT cho nông nghiệp hộ gia đình và đô thị. Hachi được sinh ra từ dự án khởi nghiệp của thanh niên Trường Đại học Nông nghiệp Việt Nam và Đại học Bách Khoa Hà Nội với số vốn 100 triệu đồng.Hệ thống của công ty bao gồm tưới nước tự động, quạt tự động và cài đặt phun sương được hỗ trợ bởi cảm biến môi trường và cấu trúc lưới tự động bảo vệ cây trồng khỏi ánh nắng mặt trời.Mô hình trồng rau kết hợp smartphone (Ảnh: Hachi)So với cách trồng rau truyền thống, hệ thống của Hachi cần ít đất và ánh sáng hơn. Nó cũng ít đòi hỏi sự quan tâm và chăm sóc hơn vì người nông dân chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh là có thể trồng rau sạch tại nhà.Hachi đang tìm cách áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt vì nó giúp nông dân tiết kiệm chi phí bằng cách giảm lượng nước và phân bón cần thiết để phát triển cây trồng.Tại Diễn đàn Kinh tế thế giới về Đông Nam Á (WEF ASEAN) 2018, Hachi lọt top 7 startup nổi bật.Sero.aiSero.ai là một startup nông nghiệp ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), giúp nông dân giải quyết những thách thức của sản xuất cây trồng bằng cách tạo ra một nền tảng kết nối nông dân và các chuyên gia. Nông dân được khuyến khích chụp ảnh cây bị bệnh và tải các bức ảnh lên nền tảng. Công nghệ thị giác máy tính (computer vision) giúp người dùng xác định bệnh và đề xuất các giải pháp.Ảnh: FB Sero.aiSero.ai, ra mắt vào năm 2016, hướng tới mục tiêu là một công ty thông tin cây trồng thu thập dữ liệu thời gian thực trong các giai đoạn phát triển của cây trồng bằng hình ảnh và cảm biến để đưa ra các khuyến nghị phòng ngừa cho nông dân.Startup này đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư và khách hàng tiềm năng về công nghệ nông nghiệp.Naturally VietnamNaturally Vietnam là một startup công nghệ nông nghiệp có trụ sở tại Hà Nội do vợ chồng Mai và Patrice Gautier thành lập nhằm mang lại sự minh bạch hơn cho thị trường thực phẩm. Naturally Vietnam cung cấp một cửa hàng tạp hóa trực tuyến, nơi mọi người có thể mua các sản phẩm thực phẩm có thể truy xuất nguồn gốc từ 6 trang trại ở huyện Sóc Sơn, Hà Nội.5 startup nông nghiệp công nghệ Việt tích cực đổi mới sáng tạo - Ảnh 6.Công ty đã nhận được khoản đầu tư hạt giống hơn 2.000 USD nhằm giúp các cá nhân xây dựng trang trại từ đầu để đạt được điều này. Các trang trại chăn nuôi có sự giám sát của bác sĩ thú y, sử dụng quy trình hữu cơ và sản xuất thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ. Naturally Vietnam cũng có kế hoạch bắt đầu chương trình với Chợ đêm cuối tuần Hà Nội, nơi người tiêu dùng có thể nếm thử thực phẩm từ các nhà sản xuất địa phương, từ đó xây dựng mối quan hệ bền chặt hơn giữa hai bên.Theo techcollectivesea nhận định, ngành nông nghiệp ở Việt Nam đang bùng nổ và có thể đón đầu những xu hướng nông nghiệp mới trong tương lai. Các startup công nghệ nông nghiệp Việt đã và đang khai thác những hướng đi đổi mới sáng tạo để chuyển đổi phương thức canh tác. Họ cũng đang tìm cách mở rộng thị trường sang những quốc gia khác tại Đông Nam Á. Theo đó, con đường phía trước của các startup công nghệ nông nghiệp Việt Nam là một chặng đường đầy hứa hẹn./.Nguồn ICT Vietnam

Xem chi tiết..

25 Jun, 2024 362

'Sầu riêng, chôm chôm sẽ biến mất khỏi miền Tây vì hạn mặn'

"Mặn ngày càng vào sâu, sầu riêng, chôm chôm lại là cây chịu mặn kém trong các cây ăn quả trồng ở miền Tây", TS Đào Phú Quốc, Giám đốc Trung tâm Phát triển Bền vững và Đa dạng sinh học (Đại học quốc gia HCM) nêu tại hội thảo quốc tế Phát triển bền bền vững tiểu vùng sông Mekong do Trường Đại học Luật TP HCM tổ chức, ngày 7/6.Miền Tây là vựa trái cây lớn nhất của Việt Nam trong đó sầu riêng hơn 20.000 ha phân bổ chủ yếu ở Tiền Giang, chôm chôm 8.061 ha, bưởi gần 23.500 ha. Thời gian qua, nông dân ồ ạt bỏ hàng nghìn ha lúa, mít để chuyển sang trồng sầu riêng nên diện tích loại cây này tăng nhanh.Theo TS Đào Phú Quốc, trong các loại ăn trái đang trồng ở miền Tây, sầu riêng là loại chịu mặn kém nhất, sau đó đến chôm chôm, cam, quýt, bưởi. Cụ thể, ngưỡng chịu mặn của sầu riêng vào khoảng 0,64 phần nghìn, tức mỗi lít nước có 0,64 gram muối; ngưỡng chịu mặn của chôm chôm là 1,28 phần nghìn. Trong khi đó, nước tại các cửa sông nhiễm mặn đến 4 phần nghìn, tức mỗi lít nước có đến 4 gram muối.TS Đào Phú Quốc phát biểu tại hội thảo, ngày 7/6. Ảnh: Lê TuyếtChuyên gia này cho rằng qua theo dõi các năm, mức độ xâm nhập mặn ngày càng sâu và độ nhiễm mặn ngày càng lớn. Ở các sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây, tính từ cửa sông, độ mặn vào sâu đến 150 km, ghi nhận năm 2020."Mặn ngày càng nặng và tiến ngày càng sâu, khi đó sầu riêng, chôm chôm, cam quýt và nhiều giống lúa sẽ dần biến mất", ông Quốc nói, cho rằng thực tế thời gian qua khi hạn mặn, sầu riêng, chôm chôm đã héo lá, giảm năng suất. Do đó, nhà nước, địa phương cần có giải pháp ứng phó kịp thời, đổi cây trồng để đảm bảo sinh kế người dân.Theo chuyên gia, xâm nhập mặn là điều không thể tránh khỏi do đó "cần biến thách thức thành cơ hội". Có nhiều loại thủy sản giá trị kinh tế phù hợp với môi trường nước lợ, mặn giàu khoáng như tôm thẻ chân trắng, cá rô phi, một số loài nhuyễn thể có giá trị xuất khẩu. Với cây ăn trái, đơn cử mãng cầu chịu mặn tốt được thị trường Mỹ ưa chuộng nhưng Việt Nam không chú trọng. Có nhiều giống lúa mới chịu được độ mặn cấp 5, tương đương 12,5 phần nghìn.Tại hội thảo, bà Lưu Thị Thanh Mẫu, Tổng giám đốc Công ty Phúc Khang, cho biết đơn vị có mô hình thí điểm chuyển đổi sinh kế cho người dân ở Hậu Giang. Qua nghiên cứu, doanh nghiệp nhận thấy miền Tây có 6 khó khăn phải đối mặt khi thay đổi gồm: chịu tác động của thị trường, thiếu định hướng; biến đổi khí hậu; thiếu lao động, năng lực hạn chế; chi phí cao, thiếu vốn sản xuất khi chuyển đổi; một số chính sách của địa phương chưa thực sự hiệu quả; tác động từ hoạt động của quốc gia khác trong việc khai thác, sử dụng nguồn nước sông Mekong.Từ mô hình thí điểm và những khó khăn của người dân, bà Mẫu cho rằng để phát triển bền vững, cần chuyển đổi trồng trọt, chăn nuôi các hộ riêng lẻ, quy mô nhỏ sang trang trại, quy mô lớn kết hợp công nghệ kỹ thuật cao, hướng đến mục tiêu nông nghiệp sạch. Đất nông nghiệp vừa trồng trọt, chăm nuôi nhưng nghiên cứu kết hợp du lịch sinh thái.Thu hoạch sầu riêng tại thị xã Cai Lậy, Tiền Giang. Ảnh: Hoàng NamTrong khi đó, TS Đào Phú Quốc cho rằng ngoài chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, nhà nước cần tính đến giải pháp kỹ thuật, tài chính, ưu đãi doanh nghiệp tham gia chế biến nông, thủy sản. Đơn cử, về kỹ thuật, các giải pháp thích ứng phải đồng bộ gồm xây dựng các đập chắn, thu hẹp dòng chảy vùng cửa sông để lưu giữ lượng nước ngọt và hạn chế nước biển tràn vào theo thủy triều.Bên cạnh đó, nhà nước cần có chính sách cho người dân vay vốn tạo sinh kế mới, đi kèm với các gói hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật canh tác hoặc đào tạo kỹ thuật cho họ trước khi cấp vốn vay. Doanh nghiệp tham gia chế biến các sản phẩm nông, thủy, sản cần được ưu đãi đầu tư như vốn, kỹ thuật.Theo nghiên cứu của Viện Khoa học Tài nguyên nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường, từ bản đồ xâm nhập mặn, bốn ngành lúa, thủy sản, cây ăn quả, hoa màu của Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2020-2023, thiệt hại hơn 70.000 tỷ đồng mỗi năm.Trong vòng 10 năm trở lại đây, miền Tây trải qua hai đợt hạn mặn lớn. Đợt hạn mặn lịch sử năm 2016 khiến 160.000 ha đất bị nhiễm mặn, gây thiệt hại hơn 5.500 tỷ đồng. 10 trong số 13 tỉnh, thành ở khu vực phải công bố thiên tai. Bốn năm sau, hạn mặn kéo dài hơn 6 tháng khiến 6 tỉnh miền Tây phải công bố tình huống hạn mặn khẩn cấp. Hơn 43.000 ha lúa bị thiệt hại, 80.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt. Chính phủ đã chi 530 tỷ đồng cho 8 tỉnh ở đây ứng phó.Theo VnExpress

Xem chi tiết..

25 Jun, 2024 307

Nghề gõ sầu riêng kiếm gần 100 triệu đồng mỗi tháng

6h sáng, Nguyễn Trọng Tấn cùng 13 người trong đội đổ bộ vào vườn sầu riêng rộng hơn một hecta ở Kế Sách, Sóc Trăng. Trong khi những thợ phụ đeo găng tay, chàng thợ chính 25 tuổi đã leo lên cây, dùng cán dao gõ vào từng quả trong tầm với.Tay phải Tấn giữ cành, tay trái vừa giữ cuống rồi bấm con dao nhỏ để cắt. "Đỡ nè", Tấn nói, rồi thả quả sầu xuống. Dưới gốc, một thợ phụ (thợ chụp) giơ giỏ lên hứng. Mấy phút sau hơn 20 trái sầu riêng hoàng kim (giống Musang King nổi tiếng của Malaysia) đã nằm im dưới gốc.Nguyễn Trọng Tấn đang phân loại sầu riêng sau khi thu hái tại nhà vườn ở Cái Bè, Tiền Giang đầu năm 2024. Ảnh: Thanh BìnhSầu riêng là loại quả có giá trị kinh tế cao, mang cơ hội thành tỷ phú cho người trồng và giúp cả những người làm dịch vụ trong ngành này đổi đời. Những thợ gõ sầu như Tấn được trả lương cao nhất và luôn được săn đón.Tấn thường được chủ vựa, thương lái, đôi khi là các nhà vườn thuê để xác định quả đủ độ tuổi thu hoạch, phân loại hay xác định các lỗi bên trong ví dụ bị cháy cơm, không múi, vỏ dày. Chính vì thế vai trò của những người này rất quan trọng, nếu họ làm không chuẩn sẽ khiến chủ vườn chịu tổn thất lớn.Sinh ra ở thủ phủ sầu riêng Cai Lậy, Tiền Giang, nên từ nhỏ Trọng Tấn đã thích trở thành một thợ gõ. Năm 18 tuổi, anh đi theo những đàn anh làm nghề trong vùng để được truyền dạy và đúc kết thêm kinh nghiệm.Hai năm nay, Tấn đứng ra tập hợp các anh em thành một đội 14 thành viên. Một nửa làm thợ gõ, một nửa làm thợ chụp, cùng nhau đi làm khắp các tỉnh.Hiện một thợ gõ được trả công khoảng 2 triệu đồng một ngày. Đội của Tấn nhận làm khoán, thời gian làm việc không cố định, cường độ gấp, đồng nghĩa thu nhập cũng cao hơn. "Có lần ở Đăk Lăk, trong một ngày đội của tôi cắt được 30 tấn, thu nhập 60 triệu đồng", chàng trai cho biết. Trung bình một tháng trừ chi phí, Tấn vẫn tiết kiệm được 50 triệu đồng.Thu nhập cao nhưng không phải ai cũng làm được. Có hàng chục giống sầu riêng, mỗi loại có vẻ ngoài khác nhau, mỗi nhà vườn có một cách vào phân thuốc khác nhau, rồi nắng mưa, hạn hán tác động đòi hỏi người thợ phải rất am hiểu.Đầu tiên, Tấn sẽ hỏi chủ vườn thời gian từ lúc đậu quả đến nay được bao nhiêu ngày bởi có giống thu hoạch được ở 90 ngày, các giống khác lại cần 110 đến 120 ngày. Tiếp đó anh quan sát cuống, màu của vỏ và gai. Thông thường màu vỏ hơi sậm, gai nhăn nhúm là đã đủ độ cắt.Yếu tố tiên quyết là kỹ thuật gõ sầu. Tấn dùng cán dao gõ vào phần phình lên của quả. Nếu phát ra âm thanh bộp bộp, có cảm giác như bên trong rỗng thì sẽ cắt được. Ngược lại âm thanh nhỏ, nặng, chắc là còn non.Ba năm theo nghề thợ gõ, Nguyễn Công Thành, 32 tuổi, cho biết việc gõ để xác định quả chín hay còn xanh khá dễ nhưng gõ để biết quả đã già, cận già hay non già rất khó. Thông thường cơm sầu xuất khẩu cắt ở độ 7,5-8 tuổi, cơm bán trong nước cắt lúc 8-9 tuổi, loại chín (10 tuổi) sẽ khó vận chuyển đi bán được."Năm nay các nhà vườn trồng giống sầu Ri6 'hành hạ' chúng tôi rất nhiều, vì gõ rất vào dao, nhưng bổ ra cơm còn non. Nguyên nhân do trình trạng thiếu nước, rụng lá khiến độ chín của cơm không theo các quy tắc thông thường", chàng trai quê Tiền Giang cho hay.Thu nhập đáng mơ ước nhưng người thợ gõ có thể phải đền cả tháng lương vì làm sai. Những trái sầu riêng non sẽ khiến thương lái bị lỗ nặng, người thợ cũng sẽ phải chịu một phần trách nhiệm. Bởi vậy một số người chọn làm công nhật để không phải chịu rủi ro này. Còn đội làm khoán sẽ phải đền nếu tỷ lệ quả non vượt 2% (tức 20 kg trên một tấn)."Thời gian đầu mới vào nghề có lần tôi đã phải đền 7 triệu đồng", thợ gõ Lê Thanh Bình, 29 tuổi, quê Tiền Giang cho biết.Bình theo nghề độc lạ này từ 2021, sau khi bỏ lái xe tải. Anh có lợi thế thân hình nhỏ nhắn và học hỏi nhanh nên sau 6 tháng đã chuyển từ thợ chụp lên thợ gõ.Trọng Tấn leo cây cắt sầu tại Mộc Hóa, Long An cuối năm 2023. Ảnh: Công ThànhChị Phan Thị Hồng Nhung, một chủ vựa ở Tiền Giang cho biết năm 2019 vựa của chị trả 25-30 triệu đồng một tháng cho thợ gõ, năm nay tiền công đã gần 50 triệu đồng. Nhà chị có khoảng 10 thợ gõ, làm nhiệm vụ phân loại ngay tại vựa, thi thoảng mới tới nhà vườn cắt. Những đội đi làm khoán có thể thu nhập cao hơn nữa.Mới đây Đại học Tây Nguyên đã phát minh một loại máy có thể xác định quả sầu riêng đủ độ thu hoạch. Tuy nhiên chiếc máy này mới áp dụng được cho một giống và độ chính xác cũng chỉ tương đương một người thợ gõ. Một chủ vựa cho biết khả năng của chiếc máy vẫn chưa được kiểm chứng rộng rãi, nên vẫn tin dùng những người thợ có tay nghề hơn.Trước đây thợ gõ làm nghề theo thời vụ, vài năm gần đây họ có việc quanh năm, bởi nông dân Việt Nam làm chủ được kỹ thuật cho ra trái chính vụ và nghịch vụ cùng với đó là diện tích trồng sầu riêng tăng khoảng 24,5% từ 2010 đến nay. Hiện toàn quốc có 131.000 ha sầu riêng, theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.Tấn nói những năm trước đội của anh chỉ làm xung quanh quê Tiền Giang, hai năm nay họ đi khắp các tỉnh miền Tây, miền Đông, duyên hải miền Trung và Tây Nguyên.Được vào vườn cây, nhìn ngắm những thành quả sau cả mùa chăm sóc và thu hái luôn mang đến cho người thợ cảm giác hạnh phúc. Trọng Tấn kể hồi cuối năm ngoái, đội của anh vào một khu vườn ở Đăk Nông có sản lượng ước tính 200 tấn. Vườn rộng đến mức phải bật Google Maps để không bị lạc. Vườn kết hợp làm du lịch nên được trồng sạch đẹp, khoa học, kỹ thuật tốt tạo ra quả đều tăm tắp. "Nhà vườn canh đúng ngày, mỗi cây cắt được 20-30 quả rất sướng tay", chàng trai nói.Nhờ có tiếng trong nghề nên ngoài được các chủ vựa, thương lái khắp các nơi thuê, mỗi khi đến địa điểm mới đội của Tấn còn nhận được thêm "kèo" từ các chủ vườn hay chủ vựa khác. Nhờ đó thu nhập của các anh em trong đội cao đáng kể so với mặt bằng chung."Tuổi trẻ, được đi đây đó, có bạn bè ở khắp nơi là những trải nghiệm tuyệt vời của nghề khiến tôi thêm đam mê gắn bó", chàng trai 25 tuổi nói.Tấn thuộc hàng trẻ nhất nhưng được anh em xem như đội trưởng. Ngoài thâm niên, mọi người khâm phục ở Tấn là gõ sầu có độ chính xác cao. Nhờ anh dẫn dắt, đội hầu như không phải đền."Nhiều khi chúng tôi nói Tấn có khả năng nhìn xuyên thấu bởi trong các trường hợp khó, cậu ấy vẫn đoán trúng. Thậm chí chỉ cần nhìn vườn, không cần gõ Tấn cũng xác định được ruột bên trong", Công Thành cho hay.Bản thân Thành trước đây làm công nhân, sau đó về làm vườn sầu của gia đình, rồi bén duyên đi chụp và cắt sầu. "Chỉ cần 30 phút làm nghề này tôi có thu nhập bằng cả một ngày của công nhân", Thành nói.Anh thêm yêu nghề khi công việc không ràng buộc thời gian, đi làm với đồng đội vui vẻ, hợp tính. Nhiều người chủ đặt xe, thuê homestay, khách sạn cho đội ở, đãi ăn ngon. Những chủ vựa có tiềm lực kinh tế thậm chí còn mua cả bảo hiểm cho thợ gõ."Nhiều khi có những áp lực phải chạy đua để cắt, hay bị những tai nạn nhưng nhìn thành quả của mình lại thấy thêm yêu nghề", Thành nói.Nguồn VnExpress

Xem chi tiết..