• 0903 344 277
  • tung.pham@demeter.vn

25 Jun, 2024 258

'Sầu riêng, chôm chôm sẽ biến mất khỏi miền Tây vì hạn mặn'

"Mặn ngày càng vào sâu, sầu riêng, chôm chôm lại là cây chịu mặn kém trong các cây ăn quả trồng ở miền Tây", TS Đào Phú Quốc, Giám đốc Trung tâm Phát triển Bền vững và Đa dạng sinh học (Đại học quốc gia HCM) nêu tại hội thảo quốc tế Phát triển bền bền vững tiểu vùng sông Mekong do Trường Đại học Luật TP HCM tổ chức, ngày 7/6.Miền Tây là vựa trái cây lớn nhất của Việt Nam trong đó sầu riêng hơn 20.000 ha phân bổ chủ yếu ở Tiền Giang, chôm chôm 8.061 ha, bưởi gần 23.500 ha. Thời gian qua, nông dân ồ ạt bỏ hàng nghìn ha lúa, mít để chuyển sang trồng sầu riêng nên diện tích loại cây này tăng nhanh.Theo TS Đào Phú Quốc, trong các loại ăn trái đang trồng ở miền Tây, sầu riêng là loại chịu mặn kém nhất, sau đó đến chôm chôm, cam, quýt, bưởi. Cụ thể, ngưỡng chịu mặn của sầu riêng vào khoảng 0,64 phần nghìn, tức mỗi lít nước có 0,64 gram muối; ngưỡng chịu mặn của chôm chôm là 1,28 phần nghìn. Trong khi đó, nước tại các cửa sông nhiễm mặn đến 4 phần nghìn, tức mỗi lít nước có đến 4 gram muối.TS Đào Phú Quốc phát biểu tại hội thảo, ngày 7/6. Ảnh: Lê TuyếtChuyên gia này cho rằng qua theo dõi các năm, mức độ xâm nhập mặn ngày càng sâu và độ nhiễm mặn ngày càng lớn. Ở các sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây, tính từ cửa sông, độ mặn vào sâu đến 150 km, ghi nhận năm 2020."Mặn ngày càng nặng và tiến ngày càng sâu, khi đó sầu riêng, chôm chôm, cam quýt và nhiều giống lúa sẽ dần biến mất", ông Quốc nói, cho rằng thực tế thời gian qua khi hạn mặn, sầu riêng, chôm chôm đã héo lá, giảm năng suất. Do đó, nhà nước, địa phương cần có giải pháp ứng phó kịp thời, đổi cây trồng để đảm bảo sinh kế người dân.Theo chuyên gia, xâm nhập mặn là điều không thể tránh khỏi do đó "cần biến thách thức thành cơ hội". Có nhiều loại thủy sản giá trị kinh tế phù hợp với môi trường nước lợ, mặn giàu khoáng như tôm thẻ chân trắng, cá rô phi, một số loài nhuyễn thể có giá trị xuất khẩu. Với cây ăn trái, đơn cử mãng cầu chịu mặn tốt được thị trường Mỹ ưa chuộng nhưng Việt Nam không chú trọng. Có nhiều giống lúa mới chịu được độ mặn cấp 5, tương đương 12,5 phần nghìn.Tại hội thảo, bà Lưu Thị Thanh Mẫu, Tổng giám đốc Công ty Phúc Khang, cho biết đơn vị có mô hình thí điểm chuyển đổi sinh kế cho người dân ở Hậu Giang. Qua nghiên cứu, doanh nghiệp nhận thấy miền Tây có 6 khó khăn phải đối mặt khi thay đổi gồm: chịu tác động của thị trường, thiếu định hướng; biến đổi khí hậu; thiếu lao động, năng lực hạn chế; chi phí cao, thiếu vốn sản xuất khi chuyển đổi; một số chính sách của địa phương chưa thực sự hiệu quả; tác động từ hoạt động của quốc gia khác trong việc khai thác, sử dụng nguồn nước sông Mekong.Từ mô hình thí điểm và những khó khăn của người dân, bà Mẫu cho rằng để phát triển bền vững, cần chuyển đổi trồng trọt, chăn nuôi các hộ riêng lẻ, quy mô nhỏ sang trang trại, quy mô lớn kết hợp công nghệ kỹ thuật cao, hướng đến mục tiêu nông nghiệp sạch. Đất nông nghiệp vừa trồng trọt, chăm nuôi nhưng nghiên cứu kết hợp du lịch sinh thái.Thu hoạch sầu riêng tại thị xã Cai Lậy, Tiền Giang. Ảnh: Hoàng NamTrong khi đó, TS Đào Phú Quốc cho rằng ngoài chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, nhà nước cần tính đến giải pháp kỹ thuật, tài chính, ưu đãi doanh nghiệp tham gia chế biến nông, thủy sản. Đơn cử, về kỹ thuật, các giải pháp thích ứng phải đồng bộ gồm xây dựng các đập chắn, thu hẹp dòng chảy vùng cửa sông để lưu giữ lượng nước ngọt và hạn chế nước biển tràn vào theo thủy triều.Bên cạnh đó, nhà nước cần có chính sách cho người dân vay vốn tạo sinh kế mới, đi kèm với các gói hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật canh tác hoặc đào tạo kỹ thuật cho họ trước khi cấp vốn vay. Doanh nghiệp tham gia chế biến các sản phẩm nông, thủy, sản cần được ưu đãi đầu tư như vốn, kỹ thuật.Theo nghiên cứu của Viện Khoa học Tài nguyên nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường, từ bản đồ xâm nhập mặn, bốn ngành lúa, thủy sản, cây ăn quả, hoa màu của Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2020-2023, thiệt hại hơn 70.000 tỷ đồng mỗi năm.Trong vòng 10 năm trở lại đây, miền Tây trải qua hai đợt hạn mặn lớn. Đợt hạn mặn lịch sử năm 2016 khiến 160.000 ha đất bị nhiễm mặn, gây thiệt hại hơn 5.500 tỷ đồng. 10 trong số 13 tỉnh, thành ở khu vực phải công bố thiên tai. Bốn năm sau, hạn mặn kéo dài hơn 6 tháng khiến 6 tỉnh miền Tây phải công bố tình huống hạn mặn khẩn cấp. Hơn 43.000 ha lúa bị thiệt hại, 80.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt. Chính phủ đã chi 530 tỷ đồng cho 8 tỉnh ở đây ứng phó.Theo VnExpress

Xem chi tiết..

25 Jun, 2024 244

Nghề gõ sầu riêng kiếm gần 100 triệu đồng mỗi tháng

6h sáng, Nguyễn Trọng Tấn cùng 13 người trong đội đổ bộ vào vườn sầu riêng rộng hơn một hecta ở Kế Sách, Sóc Trăng. Trong khi những thợ phụ đeo găng tay, chàng thợ chính 25 tuổi đã leo lên cây, dùng cán dao gõ vào từng quả trong tầm với.Tay phải Tấn giữ cành, tay trái vừa giữ cuống rồi bấm con dao nhỏ để cắt. "Đỡ nè", Tấn nói, rồi thả quả sầu xuống. Dưới gốc, một thợ phụ (thợ chụp) giơ giỏ lên hứng. Mấy phút sau hơn 20 trái sầu riêng hoàng kim (giống Musang King nổi tiếng của Malaysia) đã nằm im dưới gốc.Nguyễn Trọng Tấn đang phân loại sầu riêng sau khi thu hái tại nhà vườn ở Cái Bè, Tiền Giang đầu năm 2024. Ảnh: Thanh BìnhSầu riêng là loại quả có giá trị kinh tế cao, mang cơ hội thành tỷ phú cho người trồng và giúp cả những người làm dịch vụ trong ngành này đổi đời. Những thợ gõ sầu như Tấn được trả lương cao nhất và luôn được săn đón.Tấn thường được chủ vựa, thương lái, đôi khi là các nhà vườn thuê để xác định quả đủ độ tuổi thu hoạch, phân loại hay xác định các lỗi bên trong ví dụ bị cháy cơm, không múi, vỏ dày. Chính vì thế vai trò của những người này rất quan trọng, nếu họ làm không chuẩn sẽ khiến chủ vườn chịu tổn thất lớn.Sinh ra ở thủ phủ sầu riêng Cai Lậy, Tiền Giang, nên từ nhỏ Trọng Tấn đã thích trở thành một thợ gõ. Năm 18 tuổi, anh đi theo những đàn anh làm nghề trong vùng để được truyền dạy và đúc kết thêm kinh nghiệm.Hai năm nay, Tấn đứng ra tập hợp các anh em thành một đội 14 thành viên. Một nửa làm thợ gõ, một nửa làm thợ chụp, cùng nhau đi làm khắp các tỉnh.Hiện một thợ gõ được trả công khoảng 2 triệu đồng một ngày. Đội của Tấn nhận làm khoán, thời gian làm việc không cố định, cường độ gấp, đồng nghĩa thu nhập cũng cao hơn. "Có lần ở Đăk Lăk, trong một ngày đội của tôi cắt được 30 tấn, thu nhập 60 triệu đồng", chàng trai cho biết. Trung bình một tháng trừ chi phí, Tấn vẫn tiết kiệm được 50 triệu đồng.Thu nhập cao nhưng không phải ai cũng làm được. Có hàng chục giống sầu riêng, mỗi loại có vẻ ngoài khác nhau, mỗi nhà vườn có một cách vào phân thuốc khác nhau, rồi nắng mưa, hạn hán tác động đòi hỏi người thợ phải rất am hiểu.Đầu tiên, Tấn sẽ hỏi chủ vườn thời gian từ lúc đậu quả đến nay được bao nhiêu ngày bởi có giống thu hoạch được ở 90 ngày, các giống khác lại cần 110 đến 120 ngày. Tiếp đó anh quan sát cuống, màu của vỏ và gai. Thông thường màu vỏ hơi sậm, gai nhăn nhúm là đã đủ độ cắt.Yếu tố tiên quyết là kỹ thuật gõ sầu. Tấn dùng cán dao gõ vào phần phình lên của quả. Nếu phát ra âm thanh bộp bộp, có cảm giác như bên trong rỗng thì sẽ cắt được. Ngược lại âm thanh nhỏ, nặng, chắc là còn non.Ba năm theo nghề thợ gõ, Nguyễn Công Thành, 32 tuổi, cho biết việc gõ để xác định quả chín hay còn xanh khá dễ nhưng gõ để biết quả đã già, cận già hay non già rất khó. Thông thường cơm sầu xuất khẩu cắt ở độ 7,5-8 tuổi, cơm bán trong nước cắt lúc 8-9 tuổi, loại chín (10 tuổi) sẽ khó vận chuyển đi bán được."Năm nay các nhà vườn trồng giống sầu Ri6 'hành hạ' chúng tôi rất nhiều, vì gõ rất vào dao, nhưng bổ ra cơm còn non. Nguyên nhân do trình trạng thiếu nước, rụng lá khiến độ chín của cơm không theo các quy tắc thông thường", chàng trai quê Tiền Giang cho hay.Thu nhập đáng mơ ước nhưng người thợ gõ có thể phải đền cả tháng lương vì làm sai. Những trái sầu riêng non sẽ khiến thương lái bị lỗ nặng, người thợ cũng sẽ phải chịu một phần trách nhiệm. Bởi vậy một số người chọn làm công nhật để không phải chịu rủi ro này. Còn đội làm khoán sẽ phải đền nếu tỷ lệ quả non vượt 2% (tức 20 kg trên một tấn)."Thời gian đầu mới vào nghề có lần tôi đã phải đền 7 triệu đồng", thợ gõ Lê Thanh Bình, 29 tuổi, quê Tiền Giang cho biết.Bình theo nghề độc lạ này từ 2021, sau khi bỏ lái xe tải. Anh có lợi thế thân hình nhỏ nhắn và học hỏi nhanh nên sau 6 tháng đã chuyển từ thợ chụp lên thợ gõ.Trọng Tấn leo cây cắt sầu tại Mộc Hóa, Long An cuối năm 2023. Ảnh: Công ThànhChị Phan Thị Hồng Nhung, một chủ vựa ở Tiền Giang cho biết năm 2019 vựa của chị trả 25-30 triệu đồng một tháng cho thợ gõ, năm nay tiền công đã gần 50 triệu đồng. Nhà chị có khoảng 10 thợ gõ, làm nhiệm vụ phân loại ngay tại vựa, thi thoảng mới tới nhà vườn cắt. Những đội đi làm khoán có thể thu nhập cao hơn nữa.Mới đây Đại học Tây Nguyên đã phát minh một loại máy có thể xác định quả sầu riêng đủ độ thu hoạch. Tuy nhiên chiếc máy này mới áp dụng được cho một giống và độ chính xác cũng chỉ tương đương một người thợ gõ. Một chủ vựa cho biết khả năng của chiếc máy vẫn chưa được kiểm chứng rộng rãi, nên vẫn tin dùng những người thợ có tay nghề hơn.Trước đây thợ gõ làm nghề theo thời vụ, vài năm gần đây họ có việc quanh năm, bởi nông dân Việt Nam làm chủ được kỹ thuật cho ra trái chính vụ và nghịch vụ cùng với đó là diện tích trồng sầu riêng tăng khoảng 24,5% từ 2010 đến nay. Hiện toàn quốc có 131.000 ha sầu riêng, theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.Tấn nói những năm trước đội của anh chỉ làm xung quanh quê Tiền Giang, hai năm nay họ đi khắp các tỉnh miền Tây, miền Đông, duyên hải miền Trung và Tây Nguyên.Được vào vườn cây, nhìn ngắm những thành quả sau cả mùa chăm sóc và thu hái luôn mang đến cho người thợ cảm giác hạnh phúc. Trọng Tấn kể hồi cuối năm ngoái, đội của anh vào một khu vườn ở Đăk Nông có sản lượng ước tính 200 tấn. Vườn rộng đến mức phải bật Google Maps để không bị lạc. Vườn kết hợp làm du lịch nên được trồng sạch đẹp, khoa học, kỹ thuật tốt tạo ra quả đều tăm tắp. "Nhà vườn canh đúng ngày, mỗi cây cắt được 20-30 quả rất sướng tay", chàng trai nói.Nhờ có tiếng trong nghề nên ngoài được các chủ vựa, thương lái khắp các nơi thuê, mỗi khi đến địa điểm mới đội của Tấn còn nhận được thêm "kèo" từ các chủ vườn hay chủ vựa khác. Nhờ đó thu nhập của các anh em trong đội cao đáng kể so với mặt bằng chung."Tuổi trẻ, được đi đây đó, có bạn bè ở khắp nơi là những trải nghiệm tuyệt vời của nghề khiến tôi thêm đam mê gắn bó", chàng trai 25 tuổi nói.Tấn thuộc hàng trẻ nhất nhưng được anh em xem như đội trưởng. Ngoài thâm niên, mọi người khâm phục ở Tấn là gõ sầu có độ chính xác cao. Nhờ anh dẫn dắt, đội hầu như không phải đền."Nhiều khi chúng tôi nói Tấn có khả năng nhìn xuyên thấu bởi trong các trường hợp khó, cậu ấy vẫn đoán trúng. Thậm chí chỉ cần nhìn vườn, không cần gõ Tấn cũng xác định được ruột bên trong", Công Thành cho hay.Bản thân Thành trước đây làm công nhân, sau đó về làm vườn sầu của gia đình, rồi bén duyên đi chụp và cắt sầu. "Chỉ cần 30 phút làm nghề này tôi có thu nhập bằng cả một ngày của công nhân", Thành nói.Anh thêm yêu nghề khi công việc không ràng buộc thời gian, đi làm với đồng đội vui vẻ, hợp tính. Nhiều người chủ đặt xe, thuê homestay, khách sạn cho đội ở, đãi ăn ngon. Những chủ vựa có tiềm lực kinh tế thậm chí còn mua cả bảo hiểm cho thợ gõ."Nhiều khi có những áp lực phải chạy đua để cắt, hay bị những tai nạn nhưng nhìn thành quả của mình lại thấy thêm yêu nghề", Thành nói.Nguồn VnExpress

Xem chi tiết..